Biện pháp thi công vải địa kỹ thuật gồm kiểm tra mặt bằng chuẩn bị rải vải, rải vải địa vào vị trí, quy trình thi công vải địa kỹ thuật sẽ được hướng dẫn chi tiết và cụ thể ở dưới đây.
Trước hết, để thi công vải địa đúng tiêu chuẩn, chất lượng cao bạn cần nắm rõ các tiêu chuẩn thi công vải địa kỹ thuật để trước khi thực hiện để đạt kết quả tốt nhất.
Đối với ai làm trong lĩnh vực xây dựng ắt hẳn đều biết đến chức năng của vải địa kỹ thuật là phân cách nền đường, lọc và thoát nước. Đối với các dự án đê đập cao thì tiêu chuẩn thi công vải địa kỹ thuật vô cùng quạn trọng. Nó đóng vai trò gia cường và phân cách tốt, tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật cho các công trình này là sử dụng vải địa có cường độ chịu kéo cao. Thêm nữa, vải phải chịu được ứng suất thi công đồng thời phải bảo đảm tính chất tiêu thoát và lọc ngược tốt.
Dưới đây sẽ là chi tiết 3 tiêu chuẩn thi công vải địa kỹ thuật hiện nay. Dù áp dụng biện pháp thi công vải địa kỹ thuật nào đi nữa, bạn cũng nên tuân thủ những điều kiện sau:
Tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật khi thi công và lắp đặt phải có khả năng chống hư hỏng
Tiêu chuẩn thi công vải địa kỹ thuật đầu tiên chính là chất lượng vải. Để có khả năng phân cách hiệu quả, vải địa phải đảm bảo không bị chọc thủng trong quá trình thi công, lắp đặt, không bị thủng bởi các vật liệu sắc cạnh như sỏi, đá và vật cứng xuyên thủng, hoặc lớp đất đắp không đủ dày trong khi đổ đất.
Tùy từng biện pháp thi công vải địa kỹ thuật, chiều dày thiết kế tối thiểu của lớp đắp cần phải được duy trì trong suốt quy trình thi công vải địa kỹ thuật. Để ngăn ngừa vải bị chọc thủng trong thi công, người ta thường tính toán các thông số sau để xác định tính kháng chọc thủng của vải:
-
Chiều dày lớp đất đắp đầu tiên trên mặt vải, phụ thuộc vào giá trị CBR của đất nền bên dưới lớp vải địa.
-
Sự hiện hữu của vật cứng, sỏi, đá trong đất đắp đặc biệt là đối với đất lẫn sạn sỏi.
-
Loại thiết bị thi công, tải trọng và diện tích tiếp xúc của bánh xe và từ đó gây ra áp lực tác dụng tạo cao trình mặt lớp vải.
-
Lực kháng xuyên thủng của vải địa có thể xác định dựa theo điều kiện cân bằng lực:
Fvert=π.dh.hh.P
Trong đó:
-
dh = đường kính trong bình của lỗ thủng
-
hh = độ lún xuyên thủng lấy bằng dh.
-
P = áp lực do tải trong bánh xe tác dụng ở cao trình lớp vải.
Hoặc có thể xác định lực kháng xuyên thủng theo phương pháp AASHTO:
Từ các thông số về cường độ CBR của nền, áp lực tác dụng của bánh xe và chiều dày lớp đất đắp sau khi đầm nén sẽ xác định được yêu cầu về độ bền của vải thuộc loại cao (H) hay trung bình (M). Từ mức độ yêu cầu về độ bền (H hoặc M), người ta có thể chọn cường độ kháng chọc thủng yêu cầu và xem loại vải đó có đủ tiêu chuẩn thi công vải địa kỹ thuật hay không?
Tiêu chuẩn thi công loại vải địa có các đặc điểm thích hợp về lọc ngược và thoát nước
Trong các biện pháp thi công vải địa kỹ thuật về lọc ngược và tiêu thoát nước, bạn cần lưu ý 2 tiêu chuẩn để đánh giá khả năng lọc ngược cũng như hệ số thấm của vải.
Chức năng lọc ngược của vải địa là khả năng giữ đất và hệ số thấm của vải. Tiêu chuẩn thi công vải địa kỹ thuật khi lọc ngược cần phải có kích thước lỗ hổng đủ nhỏ để ngăn chặn không cho các loại hạt, hát đất nhỏ cần bảo vệ đi qua. Đồng thời kích thước lỗ hổng cũng phải đủ lớn để có đủ khả năng thấm nước bảo đảm cho áp lực nước kẽ rỗng được tiêu tán nhanh.
Tiêu chuẩn của vải về độ bền cao khi tiếp xúc với ánh sáng
Tất cả các loại vải địa kỹ thuật đều bị phá huỷ khi phơi dưới ánh sáng mặt trời. Do trong quá trình xây dựng vải địa kĩ thuật bị phơi trong một thời gian dài dưới ánh sáng nên cần sử dụng loại vải có độ bền cao khi tiếp xúc với ánh sáng, có khả năng chống tia UV.
Tránh để vải địa tiếp xúc với lửa hoặc các hóa chất có thể làm hư hại, biến đổi vải trước khi tiến hành thi công.
Đến đây chắc hẳn bạn đã nắm rõ 3 tiêu chuẩn thi công vải địa kỹ thuật rồi chứ?
Các biện pháp thi công vải địa kỹ thuật
Quy trình thi công vải địa kỹ thuật được thực hiện theo trình tự sau:
Chuẩn bị mặt bằng trải vải
Công tác chuẩn bị nền đường hay mặt bằng để rải vải địa là biện pháp thi công vải địa kỹ thuật quan trọng. Cần phát quang những cây cối, bụi rậm, dãy cỏ trong phạm vi thi công. Gốc cây đào sâu 0.6m dưới mặt đất. Nền đường cần có độ dốc để thoát nước khi mưa. Cắm lại tim và cọc định vị phạm vi rải vải địa.
Nếu mặt bằng thi công bị ướt, cần bơm, hút nước khô nền hoặc bề mặt diện tích trước khi áp dụng các cách thi công vải địa kỹ thuật.
Tiến hành rải vải
Tùy thuộc vào sức chịu lực của đất tại nơi thi công, thực hiện rải vải trên nền đường, lớp vải nọ nối tiếp lớp vải kia theo một khoảng phủ bì. Vải sẽ được rải theo bản vẽ thi công vải địa kỹ thuật có sẵn để đảm bảo hiệu quả.
Nếu sử dụng vải để phân cách, biện pháp thi công vải địa kỹ thuật thích hợp nhất là rải vải theo chiều cuộn vầ cùng hướng di chuyển của các thiết bị thi công sẽ đạt kết quả tốt hơn.
Nếu sử dụng vải vào mục đích gia cường, quy trình thi công vải địa kỹ thuật cần rải theo chiều cuộn của vải có hướng thẳng góc với tim đường.
Nếu cần ghép, nối vải. Cần sử dụng máy khâu chuyên dụng. Nếu nối chồng mí, phải đảm bảo:
-
Chiều rộng mối nối chồng không vượt quá 500mm
-
Đường gập nối có đường viền lớn hơn 100mm
-
Đường khâu cách biên 5 đến 15cm
-
Khoảng cách các mũi chỉ từ 7 đến 10cm
Trải và cán đá dăm hoặc đá sỏi là bước sau cùng trong chuỗi quy trình thi công vải địa kỹ thuật.
Lưu ý: đối với vải không khâu, được khuyến cáo không nên trải quá 8m trước khi đổ đá để tránh khoảng phủ bì bị tách rời.
Trên đây là các biện pháp thi công vải địa kỹ thuật đúng quy trình và tiêu chuẩn thi công vải đang được áp dụng phổ biến và hiệu quả. Mong rằng, những chia sẻ trên đây của Nguyên Đức sẽ giúp bạn dễ dàng nắm được các biện pháp, quy trình và tiêu chuẩn khi thi công vải địa kỹ thuật.