Dấu hiệu ngộ độc thủy ngân ở trẻ em, người lớn bao gồm sốt, khó thở, đau đầu, suy hô hấp, nặng hơn có thể co giật, mất kiểm soát dẫn đến tử vong. Nếu bạn đang lo lắng không biết liệu cá nhân bạn hoặc người thân, bạn bè của mình có đang bị ngộ độc thủy ngân hay không. Hãy giành vài phút để xem ngay các dấu hiệu ngộ độc thủy ngân ở dưới đây để có cách sơ cứu, xử lý và điều trị ngộ độc thủy ngân kịp thời.
Nhận biết các dấu hiệu ngộ độc thủy ngân
Tiếp xúc, hít hoặc nuốt phải thủy ngân vô dùng độc hại đối với hệ thần kinh trung ương và ngoại vi. Việc hít phải hơi thủy ngân có thể gây ra các tác động có hại lên hệ thống thần kinh, tiêu hóa và miễn dịch, phổi và thận và có thể gây tử vong.
Các dấu hiệu ngộ độc thủy ngân
Ở bài viết
Tác hại của thủy ngân trong nhiệt kế chúng tôi đã chia sẻ. Nếu thủy ngân tiếp xúc với da, tác hại của thủy ngân có tính ăn mòn cho da, mắt và đường tiêu hóa và có thể gây nguy hại đến thận nếu nuốt phải. Các dấu hiệu cụ thể là
-
Rối loạn thần kinh và không kiểm soát được các hành vi khi hít phải hoặc nuốt phải thủy ngân
-
Các triệu chứng và dấu hiệu ngộc độc thủy ngân khi tiếp xúc, hít hoặc nuốt phải bao gồm run, mất ngủ, mất trí nhớ, tác dụng thần kinh cơ, đau đầu, rối loạn chức năng nhận thức và vận động.
-
Hít phải thủy ngân gây bệnh phổi nặng cấp tính. Dấu hiệu ngộ độc thủy ngân đầu tiên là sốt do khói kim loại gồm: sốt, ớn lạnh, khó thở, đau đầu. Những triệu chứng khác khi tiếp xúc gồm: viêm miệng, co giật, không kiểm soát được hành vi, nôn ói. Nếu tiếp xúc thường xuyên trong thời gian dài một số trường hợp, diễn tiến nặng hơn có thể dẫn đến phù phổi cấp, suy hô hấp và tử vong.
-
Dấu hiệu ngộ độc thủy ngân ở trẻ em khiến trẻ thường mất ngủ, hay quên, tâm lý không ổn định, kém ăn, tỏ vẻ buồn bã.
-
Nếu vô tình nuốt phải thủy ngân vô cơ (điển hình là pin) dễ khiến bị phồng rộp, phỏng niêm mạc miệng, đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu. Nếu không được giải độc thủy ngân đúng cách và kịp thời, có thể bị hoại tử ống thận cấp, gây suy thận, gây tử vong
-
Người hít phải thủy ngân kim loại gây ra những ảnh hưởng sức khỏe có thể có các dấu hiệu ngộ độc thủy ngân như run rẩy, thay đổi tình cảm (chẳng hạn như thay đổi tâm trạng, khó chịu, căng thẳng, nhút nhát quá mức), mất ngủ, thay đổi thần kinh cơ (như yếu, teo cơ, co giật), nhức đầu, rối loạn trong cảm giác.
-
....
Nếu bạn thấy bạn hoặc người thân, bạn bè có các triệu chứng trên đây, đó chính là các dấu hiệu ngộ độc thủy ngân. Hãy xem cách xử lý giải độc thủy ngân ngay để kịp thời cứu chữa.
Làm gì khi có dấu hiệu bị ngộ độc thủy ngân?
Xác định tình trạng người có dấu hiệu ngộ độc thủy ngân do hít phải, nuốt phải, tiếp xúc qua da hay mắt để tìm phương pháp điều trị, giải độc đúng đắn.
Nếu thủy ngân tiếp xúc qua da, hãy nhanh chóng loại bỏ quần áo bị nhiễm, dính thủy ngân. Nhanh chóng rửa sạch, vệ sinh vùng da, mắt bị nhiễm thủy ngân.
Đưa người bệnh ra khỏi khu vực có thủy ngân, đóng kín cửa phòng hoặc khu vực có chứa thủy ngân để tránh thủy ngân phân tán ra ngoài môi trường. Mở cửa sổ, ô thoáng khu vực sơ cứu để trao đổi không khí.
Nhanh chóng thu dọn vùng, khu vực có thủy ngân sạch sẽ, phi tang thủy ngân 1 cách cẩn trọng để nó không phát tán ra môi trường. Cần vứt bỏ cả những dụng cụ thu dọng như chổi, sọt đựng rác, găng tay,... vào túi nilong buộc kín, có ghi chú nhãn mác để tránh trường hợp xấu cho người khác.
Xử lý, thu dọn khu vực có thủy ngân
Khi có dấu hiệu ngộ độc thủy ngân do nuốt phải cần đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị.
Cách phòng, tránh bị ngộ độc thủy ngân
Có một số cách để ngăn chặn ảnh hưởng xấu của thủy ngân đến sức khỏe, bao gồm:
-
Đẩy mạnh sử dụng năng lượng sạch, hạn chế đốt than cho điện. Than có chứa thủy ngân và các chất gây ô nhiễm không khí nguy hiểm. Nó được phát ra khi đốt than trong các nhà máy điện, lò hơi công nghiệp và bếp gia dụng.
-
Ngăn chặn việc sử dụng thủy ngân trong khai thác vàng thủ công. Việc sử dụng thủy ngân trong khai thác vàng thủ công và quy mô nhỏ là đặc biệt nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe.
-
Loại bỏ việc khai thác thủy ngân và loại bỏ các sản phẩm có chứa thủy ngân không cần thiết. Bởi thủy ngân là một nguyên tố không thể bị phá hủy; do đó, thủy ngân đã được sử dụng có thể được tái chế cho các công dụng thiết yếu khác.
-
Hiện nay, thủy ngân có ở trong hâu hết các sản phẩm như, pin, thiết bị đo lường, chẳng hạn như nhiệt kế, công tắc điện và rơ le trong các thiết bị điện, 1 số loại bóng đèn, sản phẩm làm sáng da và mỹ phẩm, dược phẩm. Cần tìm hiểu kỹ cách sử dụng, bảo quản các sản phẩm này để không bị tiếp xúc hoặc ngộ độc.
Bạn đã nắm rõ các dấu hiệu ngộ độc thủy ngân, cách xử lý khi có dấu hiệu ngộ độc và cách phòng tránh sử dụng các sản phẩm có chứa thủy ngân rồi chứ? Mong rằng những chia sẻ trên đây của
vải địa kỹ thuật Nguyên Đức có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình tốt nhất.