Tính năng của vải địa kỹ thuật
Trong lĩnh vực xây dựng vải địa kỹ thuật là yếu tố quan trọng để công trình thi công đạt được độ hoàn hảo nhất. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những tác dụng, chức năng của vải địa bạn nên biết.
Chức năng phân cách.
Vải địa kỹ thuật giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng, nó được dùng làm tấm ngăn cách liên tục giữa 2 lớp vật liệu có đặc tính khác nhau, tránh được mất vật liệu, cho phép giảm khối lượng đất đắp . Sử dụng lớp phân cách bảo đảm rằng tính chất cơ học của các lớp đất được bảo quản an toàn, tải trọng tác dụng sẽ được tiếp nhận và sự phân bố tải trọng trong nền đất tốt hơn.
Chức năng thấm lọc.
Lớp vải địa kỹ thuật đóng vai trò là lớp lọc được đặt giữa hai lớp vật liệu có độ thấm nước và cỡ hạt khác nhau, chức năng của lớp lọc là tránh sự xói mòn từ phía vật liệu có cỡ hạt mịn hơn vào lớp vật liệu thô. Hiện tượng này không thể tránh được và chấp nhận nếu thỏa món các điều kiện sau:
o Hệ số thấm theo đường lọc vẫn cao hơn hệ số thấm của khu vực xung quanh.
o Hiện tượng bít chậm so với tuổi thọ công trình.
o Quá trình lắng có một thời hạn nhất định.
Vải địa kỹ thuật có tác dụng gì trong xây dựng.
Chức năng thoát nước.
Ở Việt Nam nền đất yếu thường có độ ẩm tự nhiên tương đối lớn và độ nhạy cảm tương đối cao. Vì thế VĐKT có thể làm cho nước tiêu thoát nhanh để gia tăng cường độ kháng cắt của đất nền và do đó làm gia tăng ổn định của tổng thể công trình theo thời gian . Vải địa kỹ thuật loại không dệt, xuyờn kim có chiều dày và tớnh thấm nước cao là vật liệu có khả năng tiêu thoát nước tốt, cả theo phương đứng và phương ngang.
Vì thế làm tiêu tán nước trong lỗ rỗng nhanh, giảm áp lực nước lỗ rỗng trong quá trình thi công cũng như sau khi xõy dựng và dẫn đến sức kháng cắt tăng lờn. Hai tiêu chuẩn để đánh giá về đặc trưng của lọc ngược là khả năng giữ đất và hệ thấm của vải.VĐKT cần có kích thước lỗ rỗng đủ nhỏ để không cho các hạt đất cần bảo vệ đi qua, đồng thời cũng đủ lớn để đủ khả năng tiêu thoát nước đảm bảo cho việc giảm áp lực nước lỗ rỗng.
Chức năng bảo vệ:
Ngoài độ bền cơ học như bền kéo, chống đâm thủng cao...Vải địa kỹ thuật còn có tính bền môi trường (chịu nước mặn) và khả năng tiêu thoát nước nhanh . Nên Vải địa kỹ thuật được kết hợp với các vật liệu khác như thảm đá, rọ đá, đá hộc, bê tông...để chế tạo lớp đệm chống xói cho đê, đập, bờ biển, trụ cầu...
Chức năng gia cố.
Chức năng gia cường: Vải địa kỹ thuật có tính chịu kéo cao. Người ta lợi dụng đặc tính này để truyền cho đất một cường độ chịu kéo nào đó theo kiểu gia cố cốt cho đất hoặc chứa đất vào các túi vải địa kỹ thuật.
Vải địa kỹ thuật làm cho việc thi công lớp đầu tiên dễ dàng hơn như giảm chiều dày, đảm bảo cho phương tiện lưu thông đi lại dễ dàng, làm cho sức chịu tải tăng và biến dạng đồng đều. Tuy không làm tăng độ bền của đất nhưng vải địa kỹ thuật chống lại sự phát triển các vùng phá hoại cục bộ . Đối với nền đất yếu thì sự phá hoại lớp đất đắp xảy ra tức thời. Do đó việc sử dụng vải địa kỹ thuật tránh được sự phá hoại tức thời đó và tăng cường gia cố.
Trong kết cấu nền đường vải địa kỹ thuật như bộ phận chịu lực tuy nhiên tải trọng xe tác dụng lờn mặt đường chủ yếu theo phương thẳng đứng, trong khi phương chịu kéo của vải lại theo phương ngang. Vì vậy cường độ chịu kéo và cường độ chịu uốn của vải có ảnh hưởng rất nhỏ trong sự gia tăng khả năng chịu tải của nền dưới tải trọng đứng của bánh xe.
Trong trường hợp xây đê đập hay xây dựng đường dẫn vào cầu có chiều cao đất đắp lớn có khả năng trượt mái hoặc chuyển vị ngang của đất đắp , vải địa kỹ thuật có thể đóng vai trò cốt gia cường cung cấp lực kháng trượt theo phương ngang, nhằm gia tăng ổn định của mái dốc, trong trường hợp này nó có chức năng gia cường.