TCVN 8482 : 2010 vải địa kỹ thuật không dệt được chuyển đổi từ 14 TCN 99 – 1996 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 8482 : 2010 do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8482 : 2010
VẢI ĐỊA KỸ THUẬT – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỊU TIA CỰC TÍM, NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM
Geotextile – Test method for determination of resistance to degradation by Ultraviolet light, Temperature and Humidity
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định khả năng chịu tia cực tím, nhiệt độ và độ ẩm của tất cả các loại vải địa kỹ thuật
2. Tài liệu viện dẫn
TCVN 8222 : 2009, Vải địa kỹ thuật – Quy định chung về lấy mẫu, thử mẫu và xử lý thống kê.
TCVN 8485 : 2010, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định cường độ chịu kéo và độ giãn dài.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Vải Địa kỹ thuật (Geotextile)
Vai dia ky thuat là các loại vải được sản xuất từ polyme tổng hợp, khổ rộng, dạng dệt, dạng không dệt, dạng phức hợp, có các chức năng: gia cố, phân cách, bảo vệ, lọc, tiêu thoát nước. Chúng được sử dụng với các vật liệu khác như: đất, đá, bê tông, … trong xây dựng công trình.
3.2. Mật độ chiếu xạ (Spectral irradiance)
Mật độ chiếu xạ là năng lượng tính bằng Watt của đèn chiếu xạ, chiếu trên một mét vuông bề mặt (w/m2).
4. Nguyên tắc
Các mẫu vải địa kỹ thuật được chiếu tia cực tím theo chu kỳ xác định, trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ xác định. Sau đó thử lại các tính chất kéo và so sánh với giá trị các tính chất kéo ban đầu để đánh giá khả năng chịu tia cực tím, nhiệt độ và độ ẩm của vật liệu.
5. Thiết bị thử
5.1. Thiết bị thử các tính chất kéo của vải kỹ thuật
Cấu tạo, nguyên lý vận hành và yêu cầu chung của thiết bị thử các tính chất kéo của vải địa kỹ thuật theo quy định của TCVN 8485 : 2010; mục 5.
5.2. Thiết bị lấy mẫu
Gồm có khuôn lấy mẫu và các dụng cụ lấy dấu, đo, cắt.
5.3. Buồng chiếu xạ
Buồng chiếu xạ được trang bị các thiết bị sau:
Đèn chiếu tia cực tím (UltraViolet Light): Để bảo đảm sự tương đương về bước sóng và mật độ chiếu xạ của đèn so với ánh sáng mặt trời người ta sử dụng một trong hai loại đèn sau để chiếu tia cực tím.
Đèn huỳnh quang cực tím có thông số kỹ thuật ghi
6. Mẫu thử
Quy trình chế tạo mẫu thử:
- Lấy mẫu lớn hình vuông tại hai vị trí bất kỳ trên mẻ mẫu, chiều dài cạnh là 1 m; sao cho một trong bốn cạnh song song hoặc vuông góc với một trong hai chiều dọc vải (md) hoặc chiều ngang vải (cd)
- Đối với vải địa kỹ thuật dạng không dệt, chiều của vai dia ky thuat là chiều dọc (md) và chiều ngang (cd). Đối với vải địa kỹ thuật dạng dệt, chiều của vải là chiều cuộn (warp) và chiều khổ (weft). Đánh dấu chiều dọc và ngang của vải. Sau đó chia mỗi mẫu lớn thành 114 mẫu nhỏ; mỗi mẫu nhỏ có kích thước dài và rộng tương ứng là 150 mm và 50,8 mm.
- Lấy ngẫu nhiên 20 mẫu đến 25 mẫu nhỏ đưa sang buồng chiếu xạ để xác định khả năng chịu tia cực tím, độ ẩm và nhiệt độ của vật liệu bị chiếu xạ. Số mẫu còn lại dùng để xác định các tính chất kéo của mẫu không chiếu xạ.
7. Cách tiến hành
Phép thử thực hiện trong điều kiện tiêu chuẩn theo quy định của TCVN 8222 : 2009, cách tiến hành như sau:
Bước 1: Chọn quy trình thử.
Bước 2: Xác định các tính chất kéo theo mỗi chiều của vải (cường độ chịu kéo và độ giãn dài khi đứt) của mẫu không chiếu xạ.
Bước 3: Xác định các tính chất kéo theo mỗi chiều của vải (cường độ chịu kéo và độ giản dài khi đứt), của mẫu bị chiếu xạ.
Bước 4: So sánh kết quả thử của các mẫu bị chiếu xạ và không chiếu xạ.