Cách ủ than bùn làm phân bón hữu cơ, là giải pháp hiệu quả trong việc làm vườn, thủy canh, phát triển thảm thực vậy. Xem ngay cách ủ than bùn đơn giản mà chúng tôi chia sẻ ở dưới đây để tự ủ than bùn giúp tiết kiệm chi phí tốt nhất.
XEM THÊM:
Cách ủ than bùn làm phân bón hữu cơ
Hướng dẫn cách ủ than bùn
Công dụng của than bùn trong cuộc sống không thể kể hết. Chúng tôi đã liệt kê trong bài viết Than bùn dùng để làm gì? Bạn có thể đọc lại để thấy hết công dụng của than bùn trong đời sống thực tế.
Trong đó, ứng dụng của than bùn làm phân bón hữu cơ phục vụ nông nghiệp, làm vườn, nuôi trồng thủy canh, phát triển thảm thực vật được xem là giải pháp phổ biến hiện nay. Phương pháp này được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ủ than bùn làm phân hữu cơ.
Cách làm than bùn không khó như chúng ta vẫn nghĩ. Nhưng nếu không có công thức ủ than bùn đúng đắn, hiệu quả sẽ mang lại không cao.
Có nhiều cách ủ than bùn để làm phân hữu cơ. Tất cả đều chung một mục tiêu là tạo ra loại phân ủ than bùn có chứa vật liệu xanh tái chế. Than bùn rất tốt trong việc giữ nước và giữ lại các chất dinh dưỡng để nuôi cây xanh.
Hiện nay, không chỉ có các gia đình ở nông thôn, các trang trại hoa màu sử dụng phân ủ than bùn mà ở nơi đô thị, người ta cũng tìm tòi học cách ủ than bùn. Bởi than bùn rất tốt cho các loại cây xanh, cây cảnh, thủy canh, trồng rau và làm vườn tại nơi ở, trên sân thượng.
Ủ than bùn để trồng cây
Để ủ than bùn, trước hết, bạn cần tìm mua than bùn ở đâu đó, không cần số lượng quá lớn. Thành phần của than bùn chứa nhiều chất hữu cơ. Vì thế, khi ủ than bùn, bạn không cần phải mua quá nhiều than bùn để ủ.
Nếu bạn cần mua than bùn số lượng lớn mà chưa biết mua than bùn ở đâu. Xem ngay bài viết
than bùn tập trung nhiều ở đâu để được mau với giá rẻ nhất nhé!
Thực hiện cách ủ than bùn với các bước hướng dẫn sau:
Bước 1 - Trải một lớp than bùn than bùn khoảng 8cm làm lớp dưới cùng cho lớp phân ủ than bùn. Sau đó, trải thêm 1 lớp đất hoặc một ít thực vật vụn lên trên lớp đất vừa trải. Tưới nước đủ ẩm cho lớp hỗn hợp vừa trải
Bước 2 - Trộn than bùn với lá cây khô, mùn cưa (dăm gỗ) giấy báo vụn, nhỏ với nhau. Trộn đều một cách kỹ lưỡng bằng tay hoặc sử dụng xẻng. Sau đó trải đều trên mặt hỗn hợp đã trải ở bước 1.
Bước 3 - Trải thêm 1 lớp mỏng than bùn rêu lên bề mặt đã trải. Đây là lớp cuối cùng được trải trên các vật liệu đã trải ở bước 1 và bước 2. Tưới nước đủ ẩm lên hỗn hợp vừa trải.
Bước 4: Lấy bạt, áo mưa, mảnh tải để che, đậy kín. Ủ từ 10 - 20 ngày.
Bước 5 - Sau khoảng 20 ngày, mở phân ủ than bùn ra, trộn đều các lớp phân bên trong. Sau đó ủ tiếp từ 60 – 90 ngày nữa là có thể sử dụng.
Lưu ý khi làm phân ủ than bùn:
-
Không nên để quá khô, hước tưới nước quá ướt làm chậm quá trình phát triển của nấm men.
-
Không nên nén quá chặt các lớp phân ủ sẽ làm hạn chế sự phát triển cuả nấm men, kéo dài thời gian ủ, chất lượng phân không tốt.
-
Nên sử dụng các chất bao phủ nhưu áo mưa, tải, bạt tối màu
-
Nên để phân ủ ở nơi có nhiệt độ cao khoảng 60 độ C sau khi làm từ 7 -10 ngày để ức chế sự nảy mầm phát triển của cỏ và mầm bệnh. Sau 7 - 10 ngày có thể di chuyển đống phân ủ than bùn đến nơi có nhiệt độ thấp dần.
Cách ủ than bùn cực kỳ đơn giản, nhưng nó đòi hỏi sự kiên trì để đưa ra thành phẩm tốt nhất, hiệu quả. Ủ xong thì bạn có thể sử dụng than bùn trồng cây cảnh, trồng rau, làm vườn,...vừa tiết kiệm chi phí đầu tư đất trông, phân bón. Lại vừa làm phong phú hệ vi sinh vật có ích cho đất, phòng chống nhiều mầm bệnh cho cây xanh của bạn.
| Tìm hiểu thêm: Công dụng của Vải địa kỹ thuật