Trước khi tiến hành xây dựng các công trình, bất kỳ đó là công trình lớn hay công trình nhỏ. Người chủ công trình đều cần kiểm tra và thăm dò địa chất khi vực thi công xây đựng dể kiểm tra tính chất đất. Đây là bước làm quam trọng góp phần quyết đến sự an toàn cho quá trình thi công và đảm bảo độ bền, sự an toàn của công trình về lâu dài. Việc kiểm tra địa chất khu vực sẽ cho bạn biết nền đất yếu hay nền đất tốt để có phương pháp thi công, thực hiện và các biện pháp khắc phục sự cố tốt nhất. lên kế hoạch thi công chính xác, tiết kiệm nhân lực thi công, chi phí khi thực hiện và các giải pháp kịp thời khi xảy ra sự cố do nền đất yếu. Vậy nền đất yếu là gì? Và thế nào là nền đất tốt?
1. Nền đất yếu là gì?
Nền đất yếu là các khu vực có tính chất đất không có độ bền và sức chịu trọng tải tốt. Khi tiến hành thi công xây dựng hoặc khai thức rất dễ bị biến dạng, hao mòn, sụt lở, lún, gây khó khăn và cản trở quá trình thi công. Các khu vực có nền đất yếu rất khó để có thể tiến hành xây dựng các công trình lướn nếu không có các phương pháp xử lý phù hợp.
Các phương pháp thi công nền đất yếu hiện nay cần được các kỹ sư nghiên cứu kỹ về khu vực đất nền muốn thi công, bởi việc xác định tính chất lún, đồ bền, đặc điểm của đất để lựa chọn phương pháp gia cố nền đất phù hợp. Việc xử lý nền đất trước khi thi công là vấn đề vô cùng quan trọng để tăng sức chịu tải cho đất. Bạn đã biết các phương pháp thi công nền đất yếu hiện nay được sử dụng phổ biến nhất là gì chưa?
2. Các phương pháp thi công nền đất yếu
2.1 Xác định tính chất đất nền
Hãy hiểu rõ nền đất yếu là gì, tìm hiểu các nền đất yếu nơi cần thi công là loại đất nào. Ví đụ các nền đất yếu gồm đất sét mềm, đất bùn, đất than bùn, cát chảy, đất bazan…
Khi đã xác định được loại đất yếu, bạn có thể dễ dàng phân tích tính chất, đặc điểm đất và lựa chọn các biện pháp để xử lý phù hợp và hiệu quả nhất.
2.2 Phương pháp thi công đất nền yếu
-
Dùng vật liệu nhẹ và kết cấu nhẹ, thanh mảnh chẳng hạn như vải địa kỹ thuật, nhằm mục đích làm giảm trọng lượng của công trình, khôi phục hiệu quả đất nền yếu, gia cố cốt cho đất, giảm được tĩnh tải tác dụng lên móng.
-
Sử dụng kết cấu tĩnh định hoặc áp dụng phương pháp phân cắt các bộ phận công trình khi thi công nền đất yếu. Phương pháp này được áp dụng khá nhiều, bởi nó làm tăng sự linh hoạt của kết cấu công trình. Bạn có thể thực hiện bằng cách tạo ra các khe lún để khử được ứng suất phụ phát sinh trong kết cấu nền đất do lún lệch hoặc lún không đều.
-
Vải địa kỹ thuật giúp tăng khả năng chịu lực cho kết cấu công trình, tăng khả năng chịu ứng suất kéo khi chịu uốn, gia cố tốt cho đất một cường độ chịu kéo ổn định nhất.
2.3 Phương pháp xử lý về móng
-
Khi tiến hành chôn chân móng, có thể tăng độ sâu của móng để cải thiện độ lún của đất nền yếu. Đây cũng là một trong số các phương pháp xử lý đất nền yếu hiệu quả. Nó giúp tăng khả năng chịu tải của nền đất yếu, làm giảm ứng suất gây lún đất, giảm được độ lún của móng.
-
Thay đổi kích thước và hình dáng móng phù hợp với nền đất giúp thay đổi trực tiếp áp lực tác dụng lên mặt nền. Tuy nhiên, phương pháp thi công nền đất yếu này không phù hợp với đất có tính nén lún tăng dần theo chiều sâu.
-
Thay đổi độ cứng của móng, sử dụng các loại móng khác nhau sao cho phù hợp với điều kiện địa chất công trình. Các loại móng thường dùng là móng đơn, bạn có thể thử thay đổi sang các loại móng băng, móng băng giao thoa, móng bè, móng hộp,..... Trong số các phương pháp xử lý nền đất yếu hiện nay thì phương pháp này cũng được áp dụng khá nhiều và được đánh giá rất hiệu quả.
Trên đây là các phương pháp xử lý nền đất yếu hiện nay. Vậy nền đất thông thường thì việc gia cố xử lý như thế nào tốt nhất?
2.4 Các biện pháp xử lý nền đất thông thường
Có nhiều biện pháp xử lý nền đất thông thường, trong đó có 3 biện pahsp hay được sử dụng nhất là biện pháp cơ học và biên pháp vật lý hay biện pháp hóa học. Mỗi biện pháp đều có ưu, nhược điểm khác nhau. Hãy xem từng biện pháo sau:
-
Biện pháp cơ học: Để gia cố nền đất, người ta sử dụng nén chặt đất bằng đầm, đầm chấn động, làm chặt đất bằng giếng cát, các loại cọc. Với phương pháp sử dụng các loại cọ chủ yếu là cọc cát, cọc đất, cọc vôi…. Ngoài ra, các biện pháp cơ học còn có phương pháp thay đất, nén trước, sử dụng vải địa kỹ thuật, đệm cát…
-
Biện pháp vật lý: Người ta thường sử dụng các phương pháp hạ mực nước ngầm, dùng giếng cát như biện pháp cơ học hay bấc thấm, điện thấm…
-
Biện pháp hóa học: Sử dụng xi măng để kép kết đất, làm đất nền bền vững hơn, trộn vữa xi măng, Silicat hóa, phương pháp điện hóa…
3. Lưu ý khi gia cố nền đất yếu
Khi tiến hành thi công gia cố nền đất yếu. Bạn cần chú ý những điều sau đây đẻ tiến hành thi công hiệu quả, tiết kiệm chi phí và nhân công:
-
Xác định rõ kết cấu và tính chất đất nền để lựa chọn các phương pháp xử lý nền đất yếu phù hợp
-
Tùy theo từng loại công trình thì các biện pháp xử lí cũng khác nhau.
-
Lựa chọn xử lý nền đất yếu bằng vải địa kỹ thuật cần lựa chọn đúng loại chất liệu để tăng khả năng gia cố nền đất yêu.
-
Lựa chọn các biện pháp xử lí về kết cấu công trình, móng hiệu quả bằng các biện pháp phù hợp mà chúng tôi đã chỉ rõ ở mục 2.4.
Việc lựa chọn các phương pháp xử lý nền đất yếu hiện nay trong xây dựng, thi công các công trình trên nền đất yếu là việc làm quan trọng. Nền đất yếu không được xử lí phù hợp là rất nguy hiểm, tốn kém sức người, sức của và gây ra những hậu quả nặng nề về sau này. Vì thế cần chọn các phương pháp xử lý nền đất yếu phù hợp, hiệu quả. Cần có các biện pháp gia cố nền đất yếu để đảm bảo được tiến độ thi công, độ an toàn, độ bền cho các công trình xây dựng.