Hiện nay hầu hết mọi người đều biết đến màng chống thấm HPDE và là khái niệm không còn quá xa lạ. Nhất là đối với giới xây dựng công trình, thủy lợi, công trình đê đều, đường giao thông,... Nhưng hầu hết, mọi người còn chưa hiểu cách hàn mang chống thấm như thế nào để đảm bảo công trình luôn bên vững mãi theo thời gian. Bài viết dưới đây Vải Địa Nguyên Đức xin giới thiệu đến quý khách hàng cách hàn màng chống thấm hiệu quả nhất
Ngoài vải địa kỹ thuật, lưới địa kỹ thuật thì màng chống thấm HDPE cũng là một trong những nguyên vật liệu cầu đường không thể thiếu trong các công trình giao thông hiện nay. Màng chống thấm HDPE được sử dụng phổ biến khi xây dựng bãi chôn lấp rác, hồ sinh học (biogas), hồ nuôi thủy sản, hồ nước thải… Nên việc hàn màng chống thấm HDPE như thế nào đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo công trình bền chắc là điều mà nhiều người quan tâm. Hãy cùng theo dõi cách hàng màng chống thấm HDPE đúng chuẩn từ các kỹ sư đầu ngành hiện nay.
Điều kiện tiêu chuẩn để thi công
- Màng chống thấm HDPE được hàn với nhau bằng phương pháp nhiệt bằng máy hàn chuyên dụng.
- Việc hàn màng chống thấm thông thường phải được thực hiện trong điều kiện thời tiết khô ráo, mặt bằng thi công bằng phẳng không đọng nước.
-Thi công Màng HDPE là việc hàn ghép màng chống thấm HDPE đòi hỏi cao về kỹ thuật và biện pháp thi công cũng như máy hàn nhiệt chuyên dùng, rất đắt tiền và thường hư hỏng do phải thi công trong điều kiện khắc nghiệt (độ ẩm cao, nước thải ô nhiễm, hóa chất, phân, bùn …).
Đội ngũ thi công của Vải Địa Nguyễn Đức
Công ty CP Thương mại và Đầu tư Nguyên Đức chúng tôi có các đội thi công chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm với nhiều loại máy hàn chuyên dùng cho các loại hình chống thấm cùng với nhiều thiết bị thi công phụ trợ đảm bảo thi công màng HDPE chất lượng đảm bảo đúng tiến độ và trách nhiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, cung cấp màng chống thấm HDPE với giá thành rẻ, uy tín, chất lượng.
Các bước thi công hàn màng chống thấm
Bước 1: Trước khi hàn thì theo thông thường, các mối hàn phải được thực hiện song song với mái dốc lớn nhất, tức là theo hướng dọc chứ không theo hướng ngang của mái dốc. Tại các góc hay những vị trí không thuận lợi cho việc hàn thì nên tối thiểu các mối hàn. Tại chân của mái taluy, các mối hàn ngang không nên kéo dại quá 1.5m. Những mái dốc nhỏ hơn 10% thì không áp dụng quy tắc này. Những mối hàn hình chữ thập có thể được thực hiện tại cuối tấm màng chống thấm và được cắt theo góc 45.
Bước 2: Các thiết bị để hàn cho chính xác phương pháp hàn đã được chấp nhận là phương pháp hàn nóng và phương pháp hàn đùng. Mỗi thiết bị hàn đều phải có bộ phận kiểm tra nhiệt độ hàn nhằm đảm bả đúng nhiệt độ hàn theo yêu cầu.
- Phương pháp hàn nóng: phương pháp hàn này thường được sử dụng khi các tấm màng chống thấm hdpe liền kề, ít khi sử dụng để hàn và hoặc hàn các chi tiết. Thiết bị được sử dụng phải là thiết bị hàn nóng và thường được trang bị bộ phận nêm tách cho phép kiểm định mối hàn bằng áp suất không khí. Thiết bị hàn phải có khả năng tự chuyển động, được trang bị bộ phận nêm nhiệt và bộ phận kiểm soát tốc độ hàn nhằm đảm bảo khả năng điều khiển máy cho thợ hàn.
- Phương pháp hàn đùn: Phương pháp này chủ yếu sử dụng trong sửa chữa và hàn các chi tiết đặc biệt. Phương này cũng tiện lợi trong việc hàn một tấm màng chống thấm hdpe mới với tấm màng chống thấm đã lắp đặt trước đó mà không cần bộ phận nêm trần như trong phương pháp hàn nóng. Thiết bị hàn đùn cần được trang bị bộ phận hiển thị nhiệt độ.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: Số nhà A11, Khu đô thị Sông Đà 2, Phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Hà Nội.
Tel: 0902.260.099 Fax: 02473.024.886
Email: nguyenduc.vaidia@gmail.com
Website: www.vaidianguyenduc.com